Thực hiện Quyết định số 383/QĐ-BGDĐT ngày 26/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch 331/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026; Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 06/KH-BTV ngày 18/01/2023 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội về việc tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” năm 2023;
Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27/02/2023 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023;
Căn cứ Kế hoạch số 605/KH-SGDĐT ngày 11/3/2022 của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 644/KH-SGDĐT ngày 13/3/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2023;
Thực hiện công văn số 202/KH-PGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì năm 2023;
Trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ xây dựng Kế hoạch công tác triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2023 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Triển khai đồng bộ và có hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
- Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý nhằm phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hướng tới thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát triển bền vững về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu 1: Bảo đảm các vấn đề về giới, bình đẳng giới được đưa lồng ghép vào chương trình giảng dạy ngoài giờ lên lớp trong các cơ sở giáo dục.
2.2. Mục tiêu 2: Nhà trường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thm gia giải quyết các vấn đề xã hội.
2.3. Mục tiêu 3: Đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong đơn vị.
2.4. Mục tiêu 4: Công tác thông tin, truyền thông
Cập nhật thường xuyên trên cổng thông tin điện tử/website của nhà trường về chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hằng quý.
2.5. Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, BGH
- Tăng cường trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu về công
tác cán bộ nữ và thực hiện bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, viên chức và nhân viên. Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia hoạch định các chính sách vĩ mô, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc, nâng cao sức khỏe và phát huy trí tuệ, năng lực của phụ nữ; bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong hoạt động của đơn vị.
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
- Quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị, cơ sở giáo dục.
2. Xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu, nội dung về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng nội dung về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vào giảng dạy trong các cấp học.
- Đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực cho người học.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho giáo viên, cán bộ y tế nhà trường bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em.
3. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kêt quả thực hiện công tác bình đăng giói nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới tại đơn vị
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đảm bảo hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm.
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022- 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội; phổ biến Kế hoạch số 06/KH-BTV ngày 18/01/2023 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội về việc tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” năm 2023.
- Tăng cường các chương trình giáo dục, tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất, nâng cao thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên đáp ứng mục tiêu của Đề án "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030".
- Đa dạng hóa các loại hình, các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp phù hợp với từng nhóm đổi tượng, từng khu vực dân cư; chú trọng hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng.
- Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, điển hình trong chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, phổ biến về bình đẳng giới.
- Tuyên truyền giới thiệu các mô hình tiêu biểu, nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực trong các đơn vị, trường học.
- Tăng cường truyền thông về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về bình đẳng giới của Hà Nội.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trong các đợt cao điểm, ngày Lễ hàng năm như: Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới" (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12).
- Đổi mới về hình thức và phương thức truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.
- Đa dạng hóa các hinh thức truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm tăng hiệu quả và đáp ứng yêu-cầu thực tiễn.
4. Tăng cường phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo động lực cho phụ nữ phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
- Tập trung triển khai hiệu quả Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập"; Phong trào thi đua "Giỏi việc trường Đảm việc nhà" gắn với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo phong cách Hồ Chí Minh.
- Chú trọng tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác bình xét, công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa"; nhân rộng các mô hình: "Gia đình văn hóa tiêu biểu", "Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiên" "Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", gia đình không bạo lực, các câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực,…;
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai Kế hoạch số 1506/KH-BGDĐT ngảy 31/5/2019 thực hiện Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 2025" theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 103/KH-CĐN ngày 02/4/2019 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong các nhà trường; đẩy mạnh việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ cồng chức, viên chức, người lao động của cơ quan.
- Tổ chức các hoạt động tôn vinh các tấm gương tốt, điển hình về lãnh đạo quản lý nữ thành công ở trên địa bàn nhằm tạo dư luận xã hội úng hộ phụ nữ tham gia lãnh đạo.
- Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động, trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ửng yêu cầu đổi mới
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2025"; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019; thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, phổ thông theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ nhả giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm về chất lượng, họp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới can bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nữ đê phục vụ cho việc xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ quản lý nữ.
- Tạo nguồn nữ cán bộ trong nhà trường, hỗ trợ nâng cao năng lực để cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Xây dựng mạng lưới, nhóm phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động kết nối nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ.
6. Đẩy mạnh tập huấn, kiểm tra để thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ
- Tổ chức tập huấn kiến thức giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới trong việc lập kế hoạch và thực thi chính sách cho cán bộ quản lý về bình đẳng giới, cán bộ làm công tác bình đẳng giới và thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị.
- Triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức; nữ lãnh đạo quản lý.
- Lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào các bài giảng, đưa nội dung bình đẳng giới vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Tăng cường công tác phối hợp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chú trương, chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới.
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới trong ngành Giáo dục. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lãnh đạo trường
- Triển khai các nội dung trong Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch và lồng ghép vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mỗi năm học.
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả đạt được theo định kỳ (6 tháng và 1 năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo, (gửi về Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo qua Phòng Tổ chức Cán bộ).
- Thành lập Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ.
2. Lãnh đạo Công đoàn, Đoàn TN, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng
- Triển khai các nội dung trong Kế hoạch này đến toàn thể thành viên trong tổ, đoàn thể.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch và lồng ghép vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai và kết quả đạt được theo định kỳ (6 tháng và 1 năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trường.
- BCH Đoàn TN chủ động tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chuyên đề, phát thanh học đường,... các nội dung về sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới.
3. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ
- Triển khai các văn bản tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì năm 2023;
- Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm.
- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
4. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các mục tiêu:
- Mục tiêu 1: đ/c Trần Thị Ngọc Ánh - Bí thư Đoàn thanh niên;
- Mục tiêu 2: đ/c Ngô Tấn Vinh
- Mục tiêu 3: đ/c Bùi Thị Ngọc Dung - Phó Hiệu trưởng
- Mục tiêu 4: đ/c Phạm Thị Thanh Tâm - Văn thư
- Mục tiêu 5: đ/c Trần Thị Bẩy – Hiệu trưởng
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các cá nhân, bộ phận có liên quan chủ động phản ánh cho hiệu trưởng nhà trường./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- BGH;
- Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ;
- Ban đại diện CMHS;
- BCH Công đoàn;
- BCH Đoàn TN;
- Lưu: VT.
Trần Thị Bẩy